Xu hướng & Tin tức
Ngày 10/12 Tiệc Đản Nhật Trần Triều Thân Vương Khâm Sai Tiết Chế Thiên Hạ Chư Quân Thái Sư Thượng Phụ Thượng Quốc Công Nhân Võ Hưng Đạo Đại Vương Hiển Thánh Sắc Phong Thượng Đẳng Tối Linh Thần
Trong cộng đồng Tam Phủ, Tứ Phủ chúng ta thường nghe tới cái tên Đức Thánh Trần. Vậy người này là ai và có vai trò gì quan trọng? Đức Thánh Trần hay Đức Trần Triều hoặc Quan Trần Triều, tên thật của ngài là Trần Quốc Tuấn, ông là vị tướng tài ba của Việt Nam và thế giới, văn võ song toàn, tinh anh kiệt xuất. Là người có công lớn nhất trong ba lần đánh bại quân Nguyên Mông. Người ta thường biết tới ông với cái tên Hưng Đạo Đại Vương.
Tiệc của Đức Thánh Trần diễn ra vào ngày 20/8 và 10/12 AL hằng năm, trong đó ngày 10/12 là khánh tiệc đản sanh của ngài.
Hầu giá Đức Thánh Trần
Lên đồng Trần Triều thường diễn ra tại những ngôi đền thờ Đức Thánh Trần đặc biệt là tại đền Kiếp Bạc. Những người lên đền theo tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần được gọi là những Thanh Đồng. Hầu giá Tứ Phủ và hầu giá công đồng Trần Triều trước đây được tách riêng thành 2 buổi nhưng hiện nay, người ta thường gộp chung vào một buổi chầu.
Một số người có căn số hầu giá nhà Trần thì giá Đức Ông có thể là giá mở khăn đầu tiên. Vì Tam Tòa Thánh Mẫu không tung khăn. Tuy nhiên cũng khá hiếm người hầu về Đức Ông mà chỉ khi có đại sự cần cầu thỉnh ông về để trừ tà sát quỷ hoặc đồng mới tạ phủ và làm lễ đội lệnh nhà Trần thì mới hầu ông, vì theo quan niệm cổ: “bóng” Đức Ông khá nặng nên phải là người đồng cựu đã đội lệnh nhà Trần thì mới hầu được. Khi mời Đức Ông về thì ông chứng đàn Trần Triều gồm voi, ngựa, thuyền rồng, tráp áo, …
Khi ngự đồng ông mặc y phục màu đỏ, thêu rồng và hổ phù. Có một số nơi hầu ông thì chân đi hia, đầu đội mũ trụ, có thể mặc áo choàng bên ngoài, một số nơi hầu ông thường múa thanh đao.
Khi về đồng, Đức Thánh Ông thường làm phép để làm sát quỷ trừ tà. Quy trình thực hiện lễ sát quỷ trừ tà được diễn ra rất độc đáo, chỉ có ở công đồng Trần Triều, chỉ có người đội lệnh ông mới làm được đó là nghi thức “lên đai thượng”. Nghi thức này nghĩa là cầm một dải lụa đỏ thắt cổ (khi thắt vào cổ, mặt người hầu thường bạch ra, đỏ thì thế mới là thật đồng). Lúc này người hầu dâng phải khéo léo móc một ngón tay vào dây thắt cổ để dãn bớt (vì dù là thật đồng nhưng Đức Thánh Ông chỉ giáng li giáng lai trên đầu đồng). Tiếp theo đó là nghi thức “rạch lưỡi”. Nghĩa là dùng con dao hay vật nhọn rạch lưỡi người hầu để lấy máu (gọi là Đức Ông ban “dấu mặn”) sau đó phun ra tờ giấy phù hoặc là rượu. Có người sẽ xin giấy phù này về hộ thân trừ tà, có người bị tà ma quấy nhiễu thì lại xin rượu có máu, uống để trục tà. Ngoài ra còn một số nghi thức khác như uống dầu sôi hay là nung nóng bàn cuốc rồi đặt lên chân, … Tuy nhiên, những nghi thức hầu đồng cổ này đã ít dần, chỉ còn một số người khi hầu Đức Thánh Trần là có thể làm như vậy. Làm vậy gọi là làm phép nhà Trần ra uy, vậy nên văn hát giá Đức Thánh Ông Trần Triều có một số đoạn như:
“Thánh Ông có lệnh truyền ra
Các quan thủy bộ cùng là chư dinh
Hô vang trấn động Nam thành
Đánh Đông dẹp Bắc tung hoành mọi nơi.”
Hay khi Ông về ra uy tróc tà (lên đai thượng hay trích máu):
“Phép ông đôi má thu phình
Lưỡi thời lấy huyết quyết linh thần phù”
Do quan niệm dân gian nên khi xảy ra tà ma dịch bệnh thì người ta mới cầu đảo Đức Thánh Trần để sát quỷ trừ tà. Nhất là đối với phụ nữ bị mắt bệnh phụ khoa không thể chữa trị được thì tìm đến phương cách này. Còn có câu chuyện rằng nếu có giặc dã, vào đền xin Đức Ông mà thấy tráp kiếm có tiếng kêu bên trong thì nhất định là thắng lớn.
Chú ý khi hầu Đức Đại vương không được lên đai thượng. Chỉ có Đức Ông Đệ Tam mới lên đai thượng để tái hiện hình ảnh Ngài thác hóa nguyện lấy linh khó để trấn an vùng biển Đông Bắc.
Các mâm lễ dâng Tiệc Đản Nhật Trần Triều Thân Vương Khâm Sai Tiết Chế Thiên Hạ Chư Quân Thái Sư Thượng Phụ Thượng Quốc Công Nhân Võ Hưng Đạo Đại Vương
1. Mâm Tam Sên Size 30cm Mẫu 8
2. Mẹt Hoa Quả Size 35cm – Mẫu 12, GồM 7 LoạI Quả Và Hoa Sen DàNh Cho CáC DịP Lễ, CúNg